top of page
Writer's pictureLily Phan

145. Nếu vào mức tiền Tiểu Đường nên làm gì?

Updated: Jul 25



Sau khi sinh nếu bạn xét nghiệm máu trong mức tiền Tiểu Đường  thì nên cố gắng hạ. Bệnh Tiền Tiểu Đường là mức gần có bệnh Đái Thái Đường, nhưng còn nhẹ. Mức này là “cơ hội vàng” vì có thể hạ được khi chỉnh sửa ăn uống, tập thể dục, giấc ngủ mà chưa cần dùng thuốc. 


Nếu bạn thử máu trong mức này là có bệnh Tiền Tiểu Đường:

Mức Tiền TĐ

Đường đói

Dung nạp sau 2h

Hba1c

mmol/L

5.6-6.9

7.8-11.1


mg/dL

100-125

140-200


   %



5.7-6.4

Nếu có bệnh Tiền Tiểu Đường thì nên làm gì?


Ăn kiêng lâu dài.

  • Ăn kiêng một cách khoa học vừa dễ ăn, vừa dinh dưỡng và tốt cho đường huyết lâu dài.

  • Mỗi bữa ăn 2/3 chén cơm, 2 chén rau, và 1 chén chất đạm. Bữa ăn phụ hạn chế đồ ăn/đồ uống ngọt.






Cố gắng ngủ nhiều.

  • Thiếu ngủ đường huyết sẽ dễ tăng.


Tập thể dục mỗi ngày 30 phút. 

  • Cách đơn giản nhất là đi bộ sau khi ăn, khoảng 10-15 phút. Vừa ăn xong là đường huyết tăng. Khi đi bộ, cơ bấp sử dụng đường để tạo ra năng lượng cho bạn đi lại, nên sẽ hạ đường huyết.

  • Đây là hình Lily đi bộ với Mẹ. Tìm người bạn hoặc người thân đi chung sẽ ấm áp và vui hơn.


Đo đường huyết tại nhà.

  • Mức cho người bình thường là sau đói <5,5 mmol/L (<100mg/dL). Sau 2h< 7,8mmol/L (140mg/dL).

  • Mức cho người bệnh Tiền Tiểu Đường là do đường đói 5,6-7mmol/L. Nếu bạn vẫn duy trì được trong mức tiền Tiểu Đường thì thường là sẽ chưa cần dùng thuốc. Nhiều người sống khỏe và lâu trong mức tiền Tiểu Đường nếu họ tiếp tục ăn kiêng và tập thể dục. Sau 3 tháng có thể thử máu lại xem có hạ xuống mức bình thường được không.

  • Nếu hạ được vào mức bình thường thì khám lại sau 1 năm.



Có câu hỏi, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.

Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường trên Youtube.


 

Lily là Thạc Sĩ Khoa Học Dinh Dưỡng (MS, RD), trường Đại Học San Jose State University ở Mỹ. Lily có Chứng Chỉ Chuyên Gia Chăm Sóc Giáo Dục về bệnh Đái Tháo Đường (Certified Diabetes Care and Education Specialist (CDCES)).

​Thông tin ở đây là để chia sẻ kiến thức. Mỗi cá nhân có nhu cầu khác nhau. Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi áp dụng thông tin. 

10 views0 comments

Comments


bottom of page