top of page

226. Nếu cần tiêm insulin loại nhanh mà lại tiêm nhầm insulin loại nền thì nên làm gì?

Lưu ý:

  • Bạn tiêm nhầm insulin thì nên liên lạc bác sĩ để hỏi ý kiến.

  • Ở đây là một số thông tin chung để bạn hiểu về cách hoạt động của insulin.


Thay vì tiêm liều nhanh trước bữa ăn (Novorapid, Humalog, Apidra), bạn tiêm nhầm liều nền (Lantus, Levemir là liều bữu tối trước khi ngủ)


Trường hợp 1:

  • Ví dụ: bạn cần tiêm 3 đơn vị liều nhanh trước bữa ăn mà bạn tiêm nhầm 3 đơn vị liều nền (loại trước khi đi ngủ)

  • Đừng quá lo: 3 đơn vị thuốc loại nhanh bằng hiệu quả 3 đơn vị thuốc insulin loại nền.

    • Sự khác biệt là 3 đơn vị loại nhanh hoạt động trong 3 tiếng đồng hồ rồi hết (vì đường huyết sau bữa ăn chỉ cao khoảng 3 tiếng)

    • Còn 3 đơn vị insulin loại nền là hoạt động trong 24 tiếng.



  • Vị dụ: bạn có 3 lít nước để tưới vào 1 gốc cây.

    • Insulin loại nhanh là bạn tưới 3 lít nước (3 đơn vị )trong 3 tiếng đồng hồ vì insulin loại nhanh hoạt động trong 3 tiếng.

    • Như vậy 1 tiếng đồng hồ gốc cây nhận được 1 lít nước. Sau 3 tiếng đồng hồ thì hết nước (hết hiệu quả thuốc insulin loại nhanh).

  • Insulin loại nền là bạn cũng có 3 lít nước nhưng bạn tưới chậm hơn, bạn tưới trong 24 tiếng đồng hồ. Như vậy thì trong 1 tiếng đồng hồ, gốc cây nhận được 0,125 lít nước. Sau 24 tiếng đồng hồ thì hết nước (hết hiệu quả thuốc insulin loại nền)


Cách giải quyết:

  • Nếu bạn phát hiện là tiêm nhầm trước bữa ăn, thì bữa ăn đó bạn giảm một ít ăn tinh bột.

  • Nếu bạn phát hiện ra là tiêm nhầm mà bạn đã ăn rồi, bạn nên đo đường huyết, nếu đường huyết cao thì bộ liền 15 phút để hạ đường quyết.

  • Lý do là thuốc insulin loại nền hoạt động trong 24 tiếng. Nó hoạt động từ từ nên không đủ sức để hạ số lượng tinh bột trong buổi ăn của bạn. 

  • Sau đó bạn tiếp tục theo dõi đường huyết trong ngày và có thể cần giảm liều nền của ngày hôm sau một ít.

  • Nếu đường huyết trong ngày hạ thì bạn có thể ăn thêm bữa ăn phụ.

  • Nếu đường huyết hạ thấp <79mg/dL (3.8mmol/L) thì bạn xem bài viết này để giải quyết>>. Và nên liên lạc bác sĩ của bạn.


Trường hợp 2:

  • Ví dụ : bạn thường tiêm 10 đơn vị nền (Lantus) trước khi đi ngủ và 3 đơn vị Lispro trước mỗi buổi ăn.

  • Trước bữa ăn, thường làn bạn tiêm 3 đơn vị liều Lispro, mà bạn tiêm nhầm 10 đơn vị Lantus. 

  • Vì bạn đã tiêm 10 đơn vị liều nền vào trước bữa ăn, như vậy thì tối đó, bạn sẽ bỏ tiêm liều nền Lantus trước khi đi ngủ.

  •  Ngày hôm sau  8 giờ sáng là Lantus hết hiệu quả (vì bạn tiêm Lantus lúc 8 giờ sáng ngày trước). 

  • Bạn có thể tiêm 6 đơn vị Lispro vào buổi ăn sáng lúc 8 giờ sáng (3 đơn vị là bạn tiêm cho buổi ăn, và 3 đơn vị để làm nền). 

  • Bạn có thể tiêm 6 đơn vị Lispro vào buổi ăn trưa lúc 12 giờ trưa (3 đơn vị là bạn tiêm cho buổi ăn, và 3 đơn vị để làm nền). 

  • Bạn có thể tiêm 3 đơn vị Lispro vào 4  giờ chiều để làm nền. 

  • Buổi ăn chiều lúc 6 giờ chiều, bạn tiêm 3 đơn vị như bình thường.

  • Và tối hôm đó, bạn có thể tiêm 10 đơn vị Lantus như bình thường. 




Lưu ý: Nếu bạn tiêm thuốc insulin thì nên tìm bác sĩ giỏi để giúp bạn quản lý vì thuốc rất mạnh cần có kiến thức tốt. Bạn không biết bác sĩ nào thì có thể tham gia nhóm Facebook dưới đây để hỏi thành viêm nhóm giúp bạn chọn bác sĩ giỏi.


Có câu hỏi về Tiểu Đường Thai Kỳ, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.

Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường Thai Kỳ trên Youtube.


Có câu hỏi về bệnh Đái Tháo Đường Tuýp 2, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.

Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường Đái Tháo Đường Tuýp 2 trên Youtube.


 

Lily là Thạc Sĩ Khoa Học Dinh Dưỡng (MS, RD), trường Đại Học San Jose State University ở Mỹ. Lily có Chứng Chỉ Chuyên Gia Chăm Sóc Giáo Dục về bệnh Đái Tháo Đường (Certified Diabetes Care and Education Specialist (CDCES)).

​Thông tin ở đây là để chia sẻ kiến thức. Mỗi cá nhân có nhu cầu khác nhau. Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi áp dụng thông tin. 

2 views0 comments

Comentarios


bottom of page