Trong bữa ăn chính, có cơm, thịt và rau, thì đồ ăn nào làm tăng đường huyết nhiều nhất?
Cơm là phần tăng đường huyết nhiều nhất. Cơm thuộc nhóm tinh bột. Tinh bột bao gồm: cơm, phở, bánh mì, hủ tíu, mì gói, khoai, các loại bánh, xôi ,và đường cát. Tất cả đồ ăn này đều tăng đường huyết nhiều và nhanh. Ăn 1/2-2/3 chén tinh bột cho một bữa ăn. 1 chén cơm có 45 gram tinh bột.
Thịt thuộc nhóm chất đạm. Chất đạm bao gồm: thịt, cá, trứng, hải sản, sữa bò, phô mai, các loại đậu. Chất đạm tăng đường huyết không nhiều. Ăn 1 chén chất đạm. 1 chén chất đạm có 0 gram tinh bột.
Thịt cũng có mỡ. Mỡ là thuộc nhóm chất béo. Chất béo bao gồm mỡ thịt, mỡ cá, các loại dầu nấu ăn, nước cốt dừa, sữa bò, phô mai . Chất béo tăng đường huyết rất ít. 1 chén chất béo có 0 gram tinh bột.
Như vậy rau thuộc nhóm nào? Rau thuộc nhóm tinh bột. Nhưng rau xanh có rất ít tinh bột, và rau có nhiều chất xơ. Chất xơ làm chậm tiêu hóa và làm đường huyết hấp thụ chậm lại, giúp đường huyết ổn hơn. Nên ăn nhiều rau nhé (ít nhất 2 chén cho 1 bữa ăn). 1 chén rau xanh có 5 gram tinh bột.
Đồ ăn phụ có tăng đường huyết không?
Tùy bạn ăn gì, đồ ăn phụ có thể làm tăng đường huyết cao. Nếu bạn ăn nhiều tinh bột như là chè, bánh ngọt, xôi, các loại khoai, bánh mì vào bữa ăn phụ thì đường huyết có thể tăng cao. Các bạn xem bài viết về các đồ ăn trong bữa ăn phụ làm tăng đường huyết tại đây>>
Nước uống có tăng đường huyết không?
Tùy bạn uống nước gì, đồ uống có thể làm tăng đường huyết cao. Nếu bạn uống nước ngọt, cà phê có pha nhiều sữa và đường, nước chanh có pha nhiều đường, nước ép trái cây, trà sữa thì có thể làm tăng đường huyết cao. Bạn xem bài viết về nước uống ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào ở đây>>
Có câu hỏi, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.
Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường Thai Kỳ trên Youtube.
Lily là Thạc Sĩ Khoa Học Dinh Dưỡng (MS, RD), trường Đại Học San Jose State University ở Mỹ. Lily có Chứng Chỉ Chuyên Gia Chăm Sóc Giáo Dục về bệnh Đái Tháo Đường (Certified Diabetes Care and Education Specialist (CDCES)).
Thông tin ở đây là để chia sẻ kiến thức. Mỗi cá nhân có nhu cầu khác nhau. Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi áp dụng thông tin.
Comentarios