top of page

2. Nên dung nạp lúc nào?





Dung nạp là uống 75 gram nước đường để xem bạn có bệnh TĐTK không. Khi bạn khám bác sĩ, bác sĩ sẽ cho bạn uống 75 gram nước đường để xem cơ thế của bạn có sử dụng insulin đủ để hạ đường huyết vào mức bình thường không.


  • Dung nạp vào tuần 24-28 của thai kỳ. 

  • Ai nên dung nạp sớm hơn?

  • Có thể đi dung nạp trong 3 tháng đầu của thai kỳ. nếu BMI của bạn trên 23, nếu bạn có 1 trong những điều sau thì nên dung nạp sớm:

    • Ít vận động

    • Gia đình có tiền sử bệnh Đái Tháo Đường

    • Đã sinh em bé trước cân nặng >4kg lúc sinh 

    • Thai kỳ trước có bệnh TĐTK

    • Cao huyết áp

    • Mỡ trong máu 

    • Hội chứng buồng trứng đa nang

    • Tiền Tiểu Đường 

    • Bệnh tim mạch 

    • Màu da đổi màu sẫm và đen ở nách, bẹn, cổ.


  • Cách tính chỉ số BMI.  Sử dụng mức cân trước khi có thai, không phải mức cân hiện tại: BMI = cân nặng (kg) / chiều cao² (m)


  • Thí dụ: 55kg/(1,6m*1,6m) = 21


  • Nếu dung nạp đã có bệnh, thì không dung nạp lại lần 2. Lý do là dung nạp lại sẽ không chuẩn. Chỉ số dung nạp lần 2 thường là vẫn cao. Trong khi bạn về nhà ăn kiêng và theo dõi ở nhà có thể là ổn. Khám bác sĩ đo đường đói và sau khi ăn.


Lưu ý, trước khi đi dung nạp:

  • Tối ngủ đủ 8 tiếng. Thiếu ngủ thì đường huyết có thể tăng.

  • Nếu bạn đang bệnh cảm, thì đợi hết cảm. Lúc bệnh cảm, đường huyết có thể tăng.

  • Nhịn đói qua đêm 8 tiếng trước khi thử máu.

  • Có thể uống nước lọc khi thức dậy, không ăn đồ ăn hoặc uống đồ có chất ngọt trước khi thử máu.

  • Nếu bạn uống không hết 75 gram (hoặc uống vào rồi ói (nôn) ra) thì chỉ số sẽ thấp hơn thực tế. Có nghĩa là có thể chỉ số báo là mức đường huyết của bạn ổn, nhưng bạn có thể có bệnh TĐTK.


Có câu hỏi, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.

Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường Thai Kỳ trên Youtube.


 

Lily là Thạc Sĩ Khoa Học Dinh Dưỡng (MS, RD), trường Đại Học San Jose State University ở Mỹ. Lily có Chứng Chỉ Chuyên Gia Chăm Sóc Giáo Dục về bệnh Đái Tháo Đường (Certified Diabetes Care and Education Specialist (CDCES)).

​Thông tin ở đây là để chia sẻ kiến thức. Mỗi cá nhân có nhu cầu khác nhau. Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi áp dụng thông tin. 





225 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page