Lưu ý:
Bạn nên làm theo lời khuyên của bác sĩ của bạn.
Thuốc insulin rất là mạnh. Bạn không nên tự chỉnh liều mà không có lời khuyên của bác sĩ.
Ở đây, Lily chỉ đưa ra một số ví dụ để bạn hiểu thêm về thuốc insulin.
Lưu ý là không để đường huyết hạ <79mmol/L (3.8mmol/L). Nếu hạ dưới mức này, thì nên làm theo bài viết này để tăng>>
Nếu sau cả 3 bữa ăn và đường đói điều tăng, thì là liều nền không đủ liều. Bạn hỏi bác sĩ tăng liều nền cho bạn.
Trường hợp 1: Bạn tiêm thuốc insulin loại nhanh (tiêm trước mỗi bữa ăn) như là aspart, glulisine, lispro và đường huyết sau 1 hoặc 2 bữa ăn trong ngày tăng, thì bạn xem thông tin này:
Mỗi bữa ăn bạn nên ăn cách ăn khoa học: khoảng 2 chén rau, 1 chén đạm, và 2/3 chén tinh bột (như là cơm, hoặc bánh phở, hoặc bánh mì).
Nếu đường huyết sau bữa ăn tăng, việc đầu tiên là bạn xem bữa ăn này bạn có ăn nhiều tinh bột hơn bình thường hay không. Nếu bạn ăn nhiều hơn bình thường, thì cố gắng bữa sau, ăn lại cho điều hòa.
Và bạn xem bạn có ăn nhiều tinh bột vào bữa ăn phụ trước bữa ăn này không. Bữa ăn phụ nên chọn đồ ăn có khoảng <15g tinh bột. Bạn xem bài viết về bữa ăn phụ, trái cây, và nước uống để chọn đồ ăn.
Nếu bạn ăn uống vẫn bình thường mà đường sau bữa ăn lại tăng là vì loại insulin nhanh bạn tiêm trước bữa ăn không đủ liều để hạ đường huyết vào mức cho phép.
Ví dụ, bạn có bệnh Đái Tháo Đường Tuýp 2, theo dõi 3 ngày và đây là chỉ số trong 3 ngày:
Bác sĩ khuyên là cho bạn (bệnh Đái Tháo Đường) thì sau khi ăn mức cho phép sau 2 giờ là <180mg/DL (10mmol/L). Nếu bạn có bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ thì đường sau 2 giờ là <120mg/dL (6,8mmol/L).
Như vậy là trong ca này, cả 3 ngày liên tục điều tăng đường sau bữa ăn trên mức cho phép.
Bạn nên hỏi bác sĩ để tăng liều tiêm nhanh trước bữa ăn của bạn 10%.
Hoặc một cách chỉnh liều khác là dựa theo đơn vị insulin bạn đang tiêm.
Nếu bạn đang tổng cộng trong 1 ngày tiêm:
<10 đơn vị: đường đói vượt mức cho phép thì tăng 1 đơn vị
10-39 đơn vị: đường đói vượt mức cho phép thì tăng 2 đơn vị
>40 đơn vị: đường đói vượt mức cho phép thì tăng 4 đơn vị
Bạn tiếp tục theo dõi thêm 3 ngày và tiếp tục hỏi bác sĩ chỉnh cho đến lúc trong mức.
Lưu ý là thường sẽ không chỉnh liều mỗi ngày. Đợi 3 ngày tăng liều 1 lần. Vì liều thuốc cần thời gian để có hiệu quả.
Nhưng nếu bạn tăng liều mà sau đó bị hạ đường huyết thì hạ liều thuốc.
Trường hợp 2: Bạn tiêm thuốc insulin loại hỗn hợp Mixtard 30 hoặc Novomix 30.
Bạn xem thông tin phần trên.
Chỉ khác là nếu đường sau bữa ăn sáng tăng thì tăng liều bữa ăn sáng.
Sau bữa ăn trưa tăng thì vẫn tăng liều trước bữa sáng (vì tiêm hỗn hợp không tiêm trước bữa ăn trưa).
Liều bữa ăn sáng sẽ có hiệu quả để hạ bữa ăn trưa.
Insulin hỗn hợp bao gồm thuốc NPH. Thuốc NPH có đỉnh khoảng 6 tiếng sau khi tiêm. Nên thường là bữa ăn trưa sẽ trong mức (trừ khi bạn ăn trưa quá sớm).
Ăn trưa ít nhất là cách ăn ăn sáng 4-6 tiếng.
Sau khi ăn trưa nếu đường huyết hạ thì ăn thêm một bữa ăn phụ 1-2 tiếng sau khi ăn trưa.
Và không nên tập thể dục ngay sau bữa ăn trưa vì có thể làm đường huyết càng hạ thấp.
Đường huyết sau khi ăn bữa ăn tối tăng thì hãy cẩn thận.
Nếu bạn tăng liều thuốc hỗn hợp trước khi ăn tối thì có thể hạ đường huyết qua đêm.
Nếu bạn tăng liều tối, thì đêm đó bạn nên thức lúc 2 giờ sáng và đo xem là đường huyết có hạ không (<79mg/dL hoặc 3.8mmol/L)
Nếu đường huyết không hạ thì tốt, có thể áp dụng liều này.
Nếu đường huyết hạ, thì ngày hôm sau bạn đừng tăng liều hỗn hợp trước khi ăn tối.
Bạn hãy thử đổi qua ăn yến mạch thay cơm tối. Xem bài viết về yến mạch để chọn đúng loại.
Và ngay sau khi ăn tối, thì đứng dậy đi bộ vòng vòng 15 phút, sẽ giúp hạ đường huyết.
Lưu ý: Nếu bạn tiêm thuốc insulin thì nên tìm bác sĩ giỏi để giúp bạn quản lý vì thuốc rất mạnh cần có kiến thức tốt. Bạn không biết bác sĩ nào thì có thể tham gia nhóm Facebook dưới đây để hỏi thành viêm nhóm giúp bạn chọn bác sĩ giỏi.
Có câu hỏi về Tiểu Đường Thai Kỳ, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.
Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường Thai Kỳ trên Youtube.
Có câu hỏi về bệnh Đái Tháo Đường Tuýp 2, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.
Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường Đái Tháo Đường Tuýp 2 trên Youtube.
Lily là Thạc Sĩ Khoa Học Dinh Dưỡng (MS, RD), trường Đại Học San Jose State University ở Mỹ. Lily có Chứng Chỉ Chuyên Gia Chăm Sóc Giáo Dục về bệnh Đái Tháo Đường (Certified Diabetes Care and Education Specialist (CDCES)).
Thông tin ở đây là để chia sẻ kiến thức. Mỗi cá nhân có nhu cầu khác nhau. Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi áp dụng thông tin.
Comments