top of page

26. Bệnh TĐTK, uống ngũ cốc nào?

Updated: Jan 19



  • Nhiều Mẹ Bầu sợ con thiếu cân, nên muốn uống ngũ cốc. Nếu bác sĩ báo là em bé nhẹ cân, bạn có thể ăn thêm buổi ăn phụ có chất đạm và chất béo tốt. Bạn xem bài viết ở đây. Tăng đạm và chất béo tốt sẽ có hiệu quả hơn là ngũ cốc.

  • Bạn không cần phải uống ngũ cốc mới đầy đủ dinh dưỡng. Bạn có thể ăn những món có nhiều chất đạm vào bữa ăn phụ. Nhưng nếu thích thì có thể uống.

  • Khi chọn ngũ cốc, chọn loại làm từ các loại hạt đậu (như đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu phộng, đậu xanh) hoặc các loạt hạt (hạt hướng dương, hạt điều, hạt ốc chó).

  • Không mua ngũ cốc pha thêm các loại gạo và nếp.

  • Nếu tự làm ở nhà hoặc mua nơi họ không pha đường, khi uống có thể pha 1 muỗng đường nếu muốn (loại muỗng cà phê).


Cách đọc bảng dinh dưỡng để chọn ngũ cốc:


  • Ở đây 1 phần ăn (là 1 gói), có 47 gram tinh bột (carbohydrate). 47 chia cho 4 là một gói có ~12gram tinh bột. Một buổi ăn phụ có thể ăn 15-30 gram tinh bột tùy theo đường huyết của bạn (ổn nhất là khoảng 15gram tinh bột).

  • Có thể uống 1 gói trong bữa ăn phụ.

  • Ăn kèm theo chất đạm cho no.

  • Đừng mua ngũ cốc có trái cây khô hoặc sấy, nó có nhiều tinh bột.




Có câu hỏi, mời bạn tham gia nhóm Facebook, để hỏi câu hỏi.

Xem bộ Video về Thực Đơn Tiểu Đường Thai Kỳ trên Youtube.


 

Lily là Thạc Sĩ Khoa Học Dinh Dưỡng (MS, RD), trường Đại Học San Jose State University ở Mỹ. Lily có Chứng Chỉ Chuyên Gia Chăm Sóc Giáo Dục về bệnh Đái Tháo Đường (Certified Diabetes Care and Education Specialist (CDCES)).

​Thông tin ở đây là để chia sẻ kiến thức. Mỗi cá nhân có nhu cầu khác nhau. Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi áp dụng thông tin. 

84 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page